Sống thọ nhưng phải khỏe mạnh và vui thỏa cùng chung với sự chăm sóc tinh thần của người thân, ấy mới là một điều đáng quý. Nhiều ông bà cao niên khi thấy không tự lo cho mình được là bắt đầu buồn bã. Có vị đã sợ bị “bỏ” vào trung tâm nuôi dưỡng người già, thốt ra câu nói thê thảm “Thà chết sướng hơn nếu không được ở tại nhà”. Mà thật vậy, có cụ gần 90 mới vô “viện dưỡng lão” khoảng sáu tuần thì quy tiên, có cụ phản đối bằng cách “tuyệt thực” – ăn vào là phun ra phành phạch.

 

Hiện tại, chính phủ Úc “cưng” người già lắm – nhất là người già thuộc dạng thua thiệt như người gốc bản địa, hải đảo, tiếng Anh không phải là ngôn ngữ “mẹ đẻ” và có sự yếu đuối hay khuyết tật thể chất, tinh thần. Nếu nạp đơn cho chương trình “Age Care” hay “Home Care” tất nhiên sẽ được chấp nhận và sẽ có người đến tận nhà chăm sóc. Bên cạnh đó, trong cộng đồng còn có các hội đoàn thích hợp với quý cụ. Gia nhập và hòa mình trong sinh hoạt của hội cũng có được một niềm vui.

 

Trong cộng đồng Việt, nổi bật là Hội Tương tế Người Việt Cao niên – trung tâm sinh hoạt ngay tại Cabramatta. Hội có xe đưa đón quý cụ trong vùng đến sinh hoạt hàng tuần hoặc đầu tháng. Đây là nơi quý cụ tìm được niềm vui.

 

Cụ Úc tên Bernard Victor vừa đây kể lại cuộc sống của cụ với phóng viên tờ The Telegraph rằng “Tôi đã92 tuổi nhưng vẫn khỏe. Cuộc sống xã hội sôi động của tôi chính là chìa khóa”. Theo đó, cụ Victor cho biết thuở đầu đời, cụ làmột người khá trầm tính. Nhưng sau thời gian kinh doanh, cụ thoát khỏi vỏbọc của mình. Cụ đã chăm sóc bà nhà trong những năm cuối đời và trước khi bà mất trong năm 2018, lời cuối cùng của bà nói với cụ là: “Chẳng còn bao lâu tôi sẽ ra đi, ông ở lại cố lo cho bản thân, hãy ra ngoài và tận hưởng cuộc sống”. Cụ Victor thích âm nhạc. Cụ bèn tập hợp một số bạn cùng sở thích lập ban nhạc để mỗi tối thứ Sáu gặp nhau: người đàn, người hát thật vui.

Thỉnh thoảng ban nhạc của cụ còn vào viện dưỡng lão đàn ca giúp vui. Cụ thích vẽ tranh nên cũng tham gia một lớp hội họa.

 

 

Cụ ông Bernard Victor, 92 tuổi vẫn yêu đời, cười tươi rói!

Ti

 

 

Cụ kết luận rằng: Không ngồi thụ động, không để tinh thần nằm yên trong hộp sọ mà phải linh động và giao tiếp với bạn trong sinh hoạt lành mạnh giúp cho thể chất lẫn tinh thần cũng lành mạnh.

 

 

Tập thể dục nhẹ nhàng nhưng hiệu quả lớn đối với người tuổi cao

 

 

Về phía phụ nữ, bà Sara Smeaton, ở độ tuổi 50 – còn quá trẻ để nói chuyện người già – nhưng có bà ngoại, tên Irena, vừa tròn 90 tuổi. Mặc dù bà ngoại không nhảy dùhay lướt ván diều hàng ngày, nhưng bà vẫn sống một mình, lái xe, đi bộhàng ngày, tập thểdục ba đến bốn lần một tuần, tự nấu ăn, gặp gỡ gia đình vàbạn bè, có sở thích và thú vui, dành thời gian cho cháu vàchắt, và hoàn toàn độc lập. Bà Sara Smeaton đã yêu cầu bà ngoại chia sẻ những gì bà thực hành trong lối sống để được sống lâu và khỏe mạnh. Dưới đây là 10 lời khuyên của cụ bà Irena hy vọng sẽ giúp tất cả chúng ta đạt đến tuổi 90 và hơn thế nữa:

 

1. Tiếp tục vận động. Đi lên xuống cầu thang, giãn cơ, tập thể dục và chỉ cần duy trì hoạt động này. Không dành quá nhiều thời gian để ngồi; nếu có thể tham gia lớp học yoga cho người cao tuổi.

2. Vận động thể chất sao cho thuận tiện. Khi phải đối mặt với hai lựa chọn lành mạnh, hãy luôn chọn lựa thuận tiện nhất để thực hiện nhiều lần.

3. Đôi khi phải từ bỏ những thứ nghĩ là tuyệt vời. Thích ăn sầu riêng nhưng biết nó bổ mà lại hại nên phải dứt khoát không ăn. Không bao giờ uống rượu, ngoại trừ một ly rượu vang và không hút thuốc.

4. Ăn uống điều độ và đủ bổ dưỡng không thể thiếu thịt mà cũng đừng qúa nhiều rau.

5. Tìm cách quản lý căng thẳng. Khi phải đối mặt “stress” hãy trò chuyện bạn bè hiểu mình và thiền định hoặc đi dạo.

6. Trồng một khu vườn rau – lấy đó làm thú vui mà còn có rau tươi ăn – tinh thần rất sảng khoái.

7. Rèn luyện bản thân để có thói quen ngủ tốt. Hãy hình thành thói quen đi ngủ lúc 10 giờ tối trong một căn phòng yên tĩnh không có thiết bị điện tử. Lúc đầu có thể khó khăn nhưng điều quan trọng là phải nhớ rằng mọi thứ đều cần có sự nỗ lực.

8. Hãy hiện diện và đừng quên chơi đùa với đám trẻ. Đừng làm mất đi tình yêu với cháu chắt. Lắng nghe chúng, vẽ tranh cùng chúng và chơi với chúng - điều này giúp người cao tuổi được “trẻ trung”.

9. Luôn có sự đánh đổi. Đôi khi bạn phải quyết định xem điều lành mạnh nào quan trọng hơn đối với bạn. Là một người nhạy cảm, ô nhiễm của thành phố không phải là điều tốt nhất đối với bà tôi và bà nghĩ rằng bà sẽ khỏe mạnh hơn nữa nếu sống ở vùng nông thôn. Nhưng bà nói với tôi, "Gia đình tôi ở đây và bạn bè tôi ở đây nên tôi sẽ mất đi sự kết nối đó, điều quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc của tôi".

 

10. Bắt đầu ngay bây giờ. Điều quan trọng nhất vềmột cuộc sống lâu dài vàkhỏe mạnh là: "Phải sống cuộc sống mà bạn muốn sống sau này. Nếu bạn muốn khỏe mạnh khi 90 tuổi, tự đi lại và tự nấu ăn, bạn phải bắt đầu ngay bây giờ. Và nếu bạn chưa bắt đầu thì vẫn có thể thực hiện được".

 

 

Niềm vui của tuổi già khi được con, cháu chăm sóc

 

 

Mong rằng những thông tin trên đây giúp quý cụ ông, cụ bà trong cộng đồng ta một phần nào để được một cuộc sống trường thọ trong niềm vui và khỏe mạnh tinh thần cũng như thể chất.

 

 

N. R. (Theo chuyện kể của cụ Bernard Victor trên tờ Telegraph)